Đừng mơ trắng da tức thì, những chất dưỡng trắng nào an toàn?
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.Từ quan hệ Mỹ - Trung đến chiến tranh biên giới phía bắc Việt Nam 1979: Washington và sự chuyển hướng sang Bắc Kinh
Sáng 7.3, Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên TP.HCM tổ chức chương trình "Tiếp sức người lao động và Ngày hội tuyển dụng, việc làm" năm 2025 nhằm giúp người lao động nhanh chóng tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống. Đồng thời, giúp doanh nghiệp tuyển dụng nhanh chóng tìm được nhân sự phù hợp với các vị trí cần tuyển dụng. Hàng chục doanh nghiệp đã tuyển dụng trực tiếp tại ngày hội với hơn 10.000 vị trí việc làm trong các lĩnh vực như: ngân hàng, kinh doanh, tài chính kế toán, cơ khí, điện - điện tử, công nghệ thông tin, nhà hàng khách sạn, lao động phổ thông…Có thể kể như Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam tuyển dụng gấp các vị trí: kế toán, kỹ sư IT, bảo trì điện, nhân viên kho… làm việc tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước.Ông Nguyễn Phương Tài Lộc, Trưởng phòng nhân sự của công ty, cho hay: "Trong năm 2025, công ty sẽ tuyển từ 1.200 – 1.400 người lao động. Sẽ có nhiều chế độ đãi ngộ. Đặc biệt là trong 2 tháng thử việc vẫn nhận được 100% lương, hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh hàng năm, nhiều phụ cấp…".Ông Nguyễn Minh Quan, Giám đốc sản xuất Khối chế tạo sản phẩm và EMS, Công ty TNHH OM Digital Solutions Việt Nam, cho biết để mở rộng quy mô sản xuất, công ty tuyển gấp các vị trí nhân viên như: kế toán, kỹ thuật sản phẩm, kỹ thuật thiết kế…Để thu hút người lao động ứng tuyển, công ty này đưa ra nhiều chế độ phúc lợi như: có xe đưa rước nhân viên, hỗ trợ nơi ở, đào tạo ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật) và kỹ năng miễn phí…Công ty Cổ phần Masan Meatlife đang tuyển công nhân sản xuất, công nhân chăn nuôi mà không yêu cầu kinh nghiệm, bằng cấp. Người ứng tuyển sẽ được đào tạo nghề.Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam cũng tuyển các vị trí: nhân viên vận hành máy, kiểm soát chất lượng, làm việc tại tỉnh Long An. Khi được hỏi "làm việc tại công ty có gì hấp dẫn?", đại diện đơn vị này cho biết: "Người lao động được thưởng năm, thưởng tháng, thưởng đặc biệt. Bảo hiểm xã hội trên 100% lương, thu nhập cạnh tranh, được nghỉ 18 ngày phép/năm…".Bà Nguyễn Văn Hạnh Thục, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM (thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM), cho biết hiện nay qua đăng ký của doanh nghiệp tại trung tâm, đang có hơn 30.000 vị trí việc làm ở nhiều lĩnh vực đang chờ người lao động. "Hiện nay, nhà tuyển dụng không còn đặt nặng độ tuổi. Hầu như ở các độ tuổi đều có thể xin việc làm", bà Thục nói.Cũng theo bà Thục, người lao động trên cả nước khi đến TP.HCM tìm việc, có thể yên tâm khi đến Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM và Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên. Người lao động sẽ được giúp tư vấn, giới thiệu việc làm hoàn toàn miễn phí.Ông Nguyễn Văn Sang, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên, cho biết trong suốt tháng 3, người lao động ở các tỉnh, thành khi đến TP.HCM tìm việc sẽ được tiếp sức ở các bến xe: miền Đông cũ (Q.Bình Thạnh), miền Đông mới (TP.Thủ Đức), miền Tây (Q.Bình Tân), An Sương (Q.12) và Ngã tư ga (Q.12). 200 tình nguyện viên sẽ túc trực để hỗ trợ người lao động: kết nối việc làm, hướng dẫn đường đi, giới thiệu nhà trọ giá rẻ…"Bất cứ khi nào, nếu cần hỗ trợ, tư vấn, tìm hiểu thêm về các công việc, ngành nghề, pháp luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ người lao động, hoặc cần trang bị các kỹ năng bổ trợ nghề nghiệp mà mình quan tâm thì hãy liên hệ trực tiếp các văn phòng tư vấn, giới thiệu việc làm của trung tâm để được hỗ trợ miễn phí", ông Sang nói.Cũng theo ông Sang: "Có một điểm mới hoàn toàn của chương trình năm nay là Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.Thủ Đức) và Trung tâm Y tế Q.Phú Nhuận đã đồng hành phối hợp hỗ trợ khám sức khỏe miễn phí cho người lao động để hoàn thiện hồ sơ xin việc làm".Luật sư Phan Tường Duy, Công ty Luật TNHH Hãng luật Roma (Q.Bình Thạnh), cho hay: "Người lao động khi có thắc mắc về luật Lao động, có thể liên hệ công ty để được tư vấn hoàn toàn miễn phí".Theo bà Nguyễn Văn Hạnh Thục, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM, người lao động có thể lưu lại một số địa chỉ tại TP.HCM, để khi có nhu cầu tìm việc, đến sẽ được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí:153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q.Bình Thạnh106/14D Điện Biên Phủ, P.17, Q.Bình Thạnh249 Tôn Đản, P.15, Q.4161 Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5592 Nguyễn Ảnh Thủ, P.Trung Mỹ Tây, Q.1219A, đường 17, P.Linh Chiểu, TP.Thủ Đức456 Trường Chinh, P.13, Q.Tân Bình108 Phạm Thị Lòng, xã Trung An, H.Củ Chi1A Nguyễn Văn Lượng, P.6, Q.Gò Vấp
Lan tỏa tinh thần yêu thương từ hệ thống phòng khám 315
Một số phụ nữ xem chồng mình là “người phụ thuộc” vì họ ít giúp đỡ việc nhà
Khai thác AI để tạo hứng thú học tập cho trẻ nhỏ
Kể từ khi nhậm chức vào ngày 20.1, Tổng thống Mỹ Donald Trump hầu như ngày nào cũng đe dọa đánh thuế lên một nước nào đó. Tương tự nhiệm kỳ 1 của ông Trump, thuế quan giờ đây lại trở thành món vũ khí kinh tế để ông đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại từ thương mại đến nhập cư, theo AFP.Trong số các nước bị ông Trump nhắc tên có cả đồng minh và đối tác thương mại lớn như Canada và Mexico, các đối thủ như Nga và Trung Quốc và các nền kinh tế nhỏ hơn Mỹ như Đan Mạch và Colombia.Mới đây nhất, chính quyền Mỹ hôm 26.1 công bố thuế suất và lệnh trừng phạt mới đối với Colombia vì nước này không nhận công dân bị trục xuất từ Mỹ. Tổng thống Colombia Gustavo Petro sau đó chấp nhận nhận về những người nhập cư bị trục xuất và Mỹ rút lại thuế suất.Theo tờ The Washington Post, nhiều tổng thống Mỹ liên tiếp đã tăng cường vận dụng sức mạnh kinh tế trong những thập niên qua nhưng chính quyền Tổng thống Trump nhiệm kỳ 2 đã đưa cách tiếp cận đó lên mức độ mới khi ông sẵn sàng nhắm đến các nước đồng minh vì những bất đồng chính sách thông thường, hay thậm chí vì những mong muốn liên quan chuyện lãnh thổ.Ông John Creamer, nhà ngoại giao kỳ cựu từng là Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, bình luận: "Đây là việc thi hành hung hăng sức mạnh kinh tế của Mỹ theo cách chúng tôi chưa từng thấy trong thời gian rất dài, ít nhất là từ thời hậu Thế chiến 2"."Không quá khó khăn để thấy rằng ông Trump đang tái định nghĩa chính sách đối ngoại của Mỹ. Trước đây, các tổng thống Mỹ sử dụng công cụ thương mại khi xử lý các vấn đề thương mại. Nhưng với tư cách là người đàm phán tối cao, tôi chắc là ông Trump đã tự hỏi 'Vì sao chúng ta không sử dụng tất cả công cụ để đảm bảo đạt được mục tiêu của mình?'", cựu trợ lý cấp cao Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng Juan Cruz nói với The Washington Post.Theo giới quan sát, còn quá sớm để khẳng định liệu cách tiếp cận của ông Trump có thành công hay không, nhưng ít nhất nó cho thấy nhà lãnh đạo không ngần ngại sử dụng công cụ này để đạt được điều ông muốn.Ông Eddy Acevedo, chánh văn phòng và là cố vấn cao cấp của Trung tâm Woodrow Wilson, viện nghiên cứu chính sách tại Washington D.C, cho biết Tổng thống Colombia Petro đã nhanh chóng nhận ra rằng Mỹ có nhiều đòn bẩy để mặc cả hơn so với Colombia và quyết định liều lĩnh của ông có thể gây thiệt hại cho đất nước. "Chỉ riêng năm ngoái, ông Petro không gây khó khăn gì khi nhận về 14.000 người Colombia bị trục xuất từ Mỹ", ông Acevedo cho biết thêm.Các cố vấn của ông Trump vui mừng vì Colombia đã xuống nước và cho rằng đó là bằng chứng của việc lãnh đạo Mỹ có thể tiếp tục cách tiếp cận trên để đạt được chiến thắng về chính sách. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc gây sức ép như trên có thể sẽ phản tác dụng, làm phơi bày một số mâu thuẫn trong mục tiêu chính sách của ông Trump.Canada, Mexico và Trung Quốc là 3 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, xuất khẩu hơn 2.000 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ sang Mỹ mỗi năm, chiếm khoảng 2/3 lượng nhập khẩu của Mỹ. Việc đánh thuế lên các nước này sẽ làm gia tăng giá cả, ảnh hưởng người tiêu dùng nội địa cũng như lời hứa kiểm soát lạm phát của ông Trump.Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, các quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ lo ngại việc lạm dụng trừng phạt kinh tế có thể khiến vũ khí này kém hiệu quả khi khuyến khích các nước thiết lập mạng lưới tài chính nằm ngoài sự kiểm soát của Mỹ. Việc cấm vận và thuế quan cũng sẽ khiến các đồng minh của Mỹ mạnh dạn hơn trong việc thắt chặt quan hệ kinh tế với đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, giúp họ bớt bị ảnh hưởng từ đòn đáp trả tài chính của Washington. "Chúng ta sẽ chờ xem liệu chiến thuật này có hiệu quả hay không. Một khi đã bóp cò, bạn phải chấp nhận hậu quả", cựu quan chức Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Caleb McCarry nói.